Sự đua tranh về kinh tế giữa các nhà kinh doanh có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức khác nhau để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn. Cùng tìm hiểu về khái niệm cạnh tranh qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh
Khái niệm cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh phải luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để tăng năng suất lao động, tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và vì vậy mang lại sự Ÿ tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn flycam cho người mới chơi
Khái niệm cạnh tranh phải được diễn ra trong môi trường pháp lí
Tự do và bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh tranh có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.
Khái niệm cạnh tranh có thể biểu hiện bằng các hình thức với những tính chất khác nhau như cạnh tranh tự do, cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội
Khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới những góc độ khác nhau. Dưới thời kỳ Chủ nghĩa tư bản (CNTB) phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm: “ Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hoá
Tư bản chủ nghĩa (TBCN) và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là: quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người để ý và tham gia.
Ngược lại, những ngành, lĩnh vực mà có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc là sự rút lui của các nhà đầu tư. Tuy nhiên sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một sớm, một chiều thực hiện được mà là cả một chiến lược lâu dài đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng.
Theo lý thuyết tổ chức doanh nghiệp công nghiệp
Thì một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh và đánh giá nó có thể đứng vững cùng với các nhà sản xuất khác, với các sản phẩm thay thế, hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm có cùng đặc tính nhưng với dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Một định nghĩa khác về cạnh tranh như sau:
“Cạnh tranh có thể định nghĩa như là một khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài và có lợi nhuận”.
>>>Xem thêm: 8 kỹ năng làm việc nhóm cần thiết trong công việc mà bạn nên có
Thực chất cạnh tranh là
Sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào thị trường với tham vọng “mua rẻ-bán đắt”. Cạnh tranh là một phương thức vận động của thị trường và quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối sự hoạt động của thị trường.
Sở dĩ như vậy vì đối tượng tham gia vào thị trường là bên mua và bên bán; Đối với bên mua mục đích là tối đa hoá lợi ích của những hàng hoá mà họ mua được còn với bên bán thì ngược lại phải làm sao để tối đa hoá lợi nhuận trong những tình huống cụ thể của thị trường. Như vậy trong cơ chế thị trường tối đa hoá lợi nhuận đối với các doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng và điển hình nhất.
Khái niệm về cạnh tranh nhưng tựu chung lại đều thống nhất ở các điểm:
Mục tiêu cạnh tranh:
Khái niệm cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
Phương pháp thực hiện:
Tạo và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
Thời gian:
Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thích hợp hay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh được hiểu là sự liên tục trong cả quá trình.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Khái niệm cạnh tranh. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Những ứng dụng kiếm tiền nhanh nhất trên điện thoại không phải ai cũng biết
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( luatminhkhue, top-olympia, … )
Discussion about this post