Khách hàng là tiền đề và là yếu tố quan trọng giúp hình thành và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã tốn quá nhiều chi phí để tìm kiếm khách hàng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao, và chưa giữ chân được họ. Đây là vấn đề đau đầu của rất nhiều doanh nghiệp hiện tại, đặc biệt là doanh nghiệp trẻ.
Kỹ nằn tìm kiếm khách hàng rất quan trọng, do đó hãy quan tâm và trau dồi nó.
Mục Lục
1. Đừng thụ động chờ
Hãy nhìn xung quanh bạn và tưởng tượng xem khách hàng thấy gì khi đến với cửa hàng của bạn. Hàng hóa được trưng bày hấp dẫn ? Nơi bán hàng có ngăn nắp và sạch sẽ ? Không gian làm việc trông có tổ chức và hiệu quả?
Sau phần chuẩn bị trưng bày, bạn đừng thụ động chờ đợi khách hàng đầu tiên đến với mình. Chẳng có nhiều khách hàng tình cờ tìm đến với bạn đâu. Bạn phải đi tìm họ. Một trong những kỹ năng tìm kiếm khách hàng có thể áp dụng là chào hàng qua điện thoại. Khi gọi điện nhớ giới thiệu tên mình, vài nét chính về sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp. Bạn phải chiếm được cảm tình của họ ngay trong lần giao tiếp này. Hãy làm sao để khách hàng có thể lắng nghe tiếng cười của bạn hay ít nhất bạn cũng thật sự vui vẻ làm cho câu chuyện trở nên nhẹ nhàng.
Hãy cho khách hàng biết rằng bạn đang phục vụ họ. Đồng thời cũng cam kết thực hiện yêu cầu của họ. Hãy giữ cho mình có một giọng nói trầm, điềm đạm và không ồn ào. Nên cảm ơn khách hàng trước khi kết thúc câu chuyện.
Bạn có thể điện thoại hỏi khách hàng đã hài lòng với sản phẩm của bạn chưa. Đừng quên điện thoại cho những người mà bạn có được địa chỉ và số điện thoại. Sự quan tâm của bạn sẽ làm họ ngạc nhiên, hài lòng trước một lời mời ân cần như vậy.
2. Gửi danh thiếp
Giờ đây, sau nhiều cố gắng, Cty của bạn đã có thể thiết kế và duy trì một danh sách khách hàng tiềm năng. Danh sách này bao gồm tất cả những người có thể sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Hãy nghĩ về mọi tình huống mà bạn tình cờ gặp gỡ với khách hàng. Hãy liệt kê tên những người bạn, các mối quan hệ, đồng nghiệp của cơ quan, các bạn học cũ, những người mà bạn đã từng là khách hàng của họ. Hãy ghi đầy đủ các dữ liệu có thể liên lạc với họ. Hãy thường xuyên nhìn vào danh sách này và thường xuyên thêm vào danh sách những người bạn mới quen. Một khi những người trong danh sách này trở thành khách hàng tiềm năng thực sự, nghĩa là họ có nhu cầu hay quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn thì hãy ghi tên của họ vào một danh sách khác và tiếp tục theo dõi. Bạn hãy liên lạc với những người này. Hãy làm cho việc liên lạc mỗi ngày với khách hàng tiềm năng trở thành một thói quen.
3. Cần hiểu gì về khách hàng?
Bạn càng có nhiều thông tin về khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện có và những người có ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có của bạn, thì càng dễ dàng quyết định độ lớn của nhóm khách hàng bạn nhắm đến.
Nhóm khách hàng bạn nhắm đến có thể có chung đặc điểm như mức thu nhập, công việc, lối sống, giới tính và sở thích tiêu dùng.
4. Bạn có thể thu thập thông tin về khách hàng bằng cách:
• Nói chuyện với khách hàng hiện tại
• Tổ chức hội nghị khách hàng
• Thăm nơi ở hoặc văn phòng của khách hàng
• Thu thập thông tin từ các nhân viên bán hàng/các nhà phân phối – những người thường làm việc trực tiếp với khách hàng
• Tìm kiếm danh sách khách hàng trên trang web của đối thủ cạnh tranh
• Sử dụng các bảng hỏi đặt tại phòng trưng bày hoặc cửa hàng của bạn
• Xem xét các thông báo mời thầu đăng trên báo
• Nghiên cứu các thông cáo báo chí của khách hàng
• Nghiên cứu thị trường để khám phá thói quen và hành vi của khách hàng
5. Bạn cần biết điều gì về khách hàng ?
Để tạo được một hồ sơ khách hàng cần rất nhiều thời gian. Để mọi việc dễ dàng hơn, bạn cần phải phân loại thông tin mà bạn đã thu thập được. Danh sách phân loại thông tin sau đây sẽ giúp bạn:
• Thông tin về cách sống; bao gồm:nghề nghiệp, lối sống, xu hướng chi tiêu (thu nhập, sở thích, sở thích mua bán)
• Thông tin về sự thường xuyên: Họ thường mua sản phẩm khi nào? Bao nhiêu lần? Họ có hay thay đổi nhãn hiệu hoặc người cung cấp không? Bao nhiêu lần? Họ có nhiều thông tin không? Họ có phải là người quyết định trong gia đình? Họ cần biết những thông tin gì về sản phẩm của bạn? Họ có phải là người nhạy cảm về giá cả?
• Thông tin về cách sử dụng sản phẩm: Họ sử dụng sản phẩm làm gì? Có thường xuyên không? Họ mong đợi gì ở việc tiêu dùng sản phẩm?
Thông tin bạn thu thập được về khách hàng cũng đồng thời cho bạn biết làm thế nào để có thể tiếp cận với khách hàng trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn muốn mở một chiến dịch quảng cáo dùng phương tiện truyền thông của địa phương, phải đảm bảo rằng bạn biết: nhóm khách hàng bạn nhắm tới có đọc báo không, họ đọc những báo nào và có đọc thường xuyên không.
6. Lập kế hoạch doanh số bán hàng có hiệu quả
Khả năng có thể đoán trước được doanh thu bán hàng trong tương lai sẽ giúp bạn điều hành công việc kinh doanh một cách hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn trong mọi khía cạnh của việc đưa ra quyết định. Ví dụ, nó sẽ ảnh hưởng đến việc bạn cần bao nhiêu nhân công, đặt hàng với số lượng bao nhiêu, quyết định về đầu tư và mở rộng kinh doanh.
Vad bạn đừng quên, khách hàng hiện tại quan trọng rất nhiều so với khách hàng mới. Do đó đừng quên những dịch vụ hậu mãi, giữ chân được khách ahfng sẽ là cách rất tốt để thu hút được thêm khách hàng.
Thanh Tuyền – Sưu tầm.
Discussion about this post