• Trang Chủ
  • Tin tức
  • Kỹ năng mềm
  • Tổng hợp
  • Liên kết khác
    • Tìm việc làm
    • Thiết kế website trọn gói
  • Sách tinh hoa
No Result
View All Result
Ghi chú Online
Ghi chú trực tuyến
  • Trang Chủ
  • Tin tức
  • Kỹ năng mềm
  • Tổng hợp
  • Liên kết khác
    • Tìm việc làm
    • Thiết kế website trọn gói
  • Sách tinh hoa
No Result
View All Result
Ghi chú Online
No Result
View All Result
Kỹ năng lắng nghe quan trọng như thế nào? Cách cải thiện kĩ năng lắng nghe.

Kỹ năng lắng nghe quan trọng như thế nào? Cách cải thiện kĩ năng lắng nghe.

ATPMedia by ATPMedia
2018/11/21
in Kỹ năng mềm
271 3
Share on FacebookShare on Twitter

Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp. Nó sẽ giúp bạn xây dựng tốt mối quan hệ, và là tiền đề để người khác đánh giá bạn.

Mục Lục

  • 1. Lắng nghe là gì?
  • 2. Tại sao phải lắng nghe?
  • 3. Vai trò của lắng nghe.
  • 4. Các cấp độ của lắng nghe.
  • 5. Nguyên nhân lắng nghe chưa hiệu quả.
  • 6. Cách cải thiện để lắng nghe hiệu quả.
    • 1. Tập trung vào cuộc giao tiếp. 
    • 2. Tuyệt đối không được ngắt lời
    • 3. Không phán xét và áp đặt đối phương
    • 4. Biết cách đặt câu hỏi
    • 5. Ngôn ngữ hình thể
    • 6. Đưa ra các ý kiến cá nhân 

1. Lắng nghe là gì?

Lắng nghe là chủ tâm, chủ động. Lắng nghe đòi hỏi tập trung, tìm kiếm tích
cực ý nghĩa của đối tượng nói. Trong giao tiếp chúng ta phải cố gắng tạo ra trạng thái
lắng nghe để đón nhận và hiểu đúng, để giao tiếp cởi mở, để chọn lọc thông tin.

2. Tại sao phải lắng nghe?

Kỹ năng lắng nghe quyết định 90% thành công trong mọi cuộc giao tiếp, đi kèm với kỹ năng nói. Và mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là 1 kỹ năng cần phải học tập và rèn luyện mới có thể thành thạo.

3. Vai trò của lắng nghe.

  • Lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn đối với những người xung quanh. Với quá trình lắng nghe, bạn có thể nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin qua đó nâng cao khả năng tương tác qua lại giữa bạn và đối phương.
  • Bên cạnh đó, lắng nghe tạo ra sự liên kết về xúc cảm giữa bạn và đối phương. Từ đó tạo được thiện cảm với đối phương. Lắng nghe giúp bạn chia sẻ cảm thông với người khác, đồng thời còn có thể hiểu đối phương hơn.
  • Lắng nghe cũng là biện pháp hạn chế cũng như là cách giải quyết xung đột hiệu quả. Tạo được những mối quan hệ tốt đẹp, bước đệm để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

4. Các cấp độ của lắng nghe.

– Cấp độ 1: Gỉa vờ nghe.

– Cấp độ 2: Lắng nghe có chọn lọc.

– Cấp độ 3: Lắng nghe có suy nghĩ.

– Cấp độ 4: Lắng nghe và thấu hiểu. Đây là cấp độ quan trọng và đòi hỏi phải có tập luyện, nổ lực mới có được.

5. Nguyên nhân lắng nghe chưa hiệu quả.

1. Vì quá nôn nóng: đôi khi chúng ta quá vội để được nói, để được đưa ra nhận định mà chưa nghe hết câu chuyện, hoặc thiếu tập trung vào câu chuyện đó. Tuy nhiên, người nói đôi khi chỉ muốn mình được lắng nghe, được giải bày, đồng cảm chứ không cần lời khuyên, lời bình nào cả. Hoặc trường hợp người nói muốn có 1 lời khuyên, nhưng chúng ta đã không lắng nghe triệt để, sẽ không thể hiểu hết và hiểu sâu được vấn đề, lời khuyên đưa ra không đáp ứng được nhu cầu.

2. Vì ta nghĩ nó không thật sự cần thiết, tốn thời gian: bạn cảm thấy cuộc nói chuyện trở nên dong dài, tốn thời gian, nên bạn cảm thấy không còn thích thú, mất thời gian. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, nếu người nói muốn giải bày những vấn đề của họ cho bạn, bạn đã ở đó thì nghĩa là bạn quan trọng với họ, và họ cũng quan trọng với bạn, đúng chứ? Không lẽ với người quan trọng bạn không thể dành chút thời gian sao? Trên thức tế cuộc nói chuyện đó tốn thời gian thật, tuy nhiên nếu bạn mất tập trung và hứng thú vào câu chuyện, vấn đề không được giải quyết, cả hai sẽ phải mất nhiều thời gian sau đó nữa cho vấn đề đó. Do vậy hãy đầu tư xứng đáng vì đây là lần tiết kiệm nhất rồi.

3. Vì mất tập trung: Đôi khi chúng ta còn có những vấn đề còn đang lo lắng, bâng khuâng khác, hoặc do tác động của môi trường, sinh học mà khiến ta quên mất việc cần lắng nghe. Và đây cũng là lí do rất phổ biến của hầu hết mọi người.

6. Cách cải thiện để lắng nghe hiệu quả.

1. Tập trung vào cuộc giao tiếp. 

Giao tiếp là tương tác hai chiều, bạn không thể tiếp thu được những gì đối phương truyền đạt nếu không có sự tập trung. Bạn nên tập trung vào cuộc giao tiếp bằng cách hạn chế những nguyên nhân gây ra sự xao nhẵng như: tắt điện thoại, tìm một không gian yên tĩnh để trò chuyện…

2. Tuyệt đối không được ngắt lời

Ta có thể chắc chắn rằng, một người có thói quen ngắt lời người khác không thể có khả năng lắng nghe giỏi. Muốn lắng nghe tốt, điều kiện đặt ra là bạn phải để cho đối phương có “không gian” để nói, thay vì dành hết phần nói của họ.

Không chỉ có vậy, khi bị bạn ngắt lời sẽ khiến đối phương khó chịu, không còn muốn chia sẻ. Để hiểu này một cách rõ nhất, bạn hoàn toàn có thể đặt mình vào địa vị của đối phương để cảm nhận. Chắc hẳn bạn cũng không thích những người cứ luôn cướp lời của bạn, phải vậy không?

3. Không phán xét và áp đặt đối phương

Một nguyên tắc quan trọng để có được kỹ năng lắng nghe có hiệu quả đó là bạn cần có một tư tưởng cởi mở mới có thể trở thành một người lắng nghe giỏi. Bởi không ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình áp đặt lên người khác, đòi hỏi họ phải chấp thuận nó và không được nói lên quan điểm của họ.

Không có nghĩa là bạn không có chủ kiến cá nhân, mà bạn nên hạn chế cái tôi của mình khi giao tiếp để thực sự hiểu người khác. Quan điểm của bạn chưa chắc đã đúng, việc tiếp thu ý kiến người khác sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn.

4. Biết cách đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi chính là cách để bạn cho đối phương biết rằng bạn đang theo dõi cuộc trò chuyện, bạn đang lắng nghe họ và thưc sự quan tâm đến những gì họ nói.

Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, cần có nghệ thuật đặt câu hỏi, bạn nên hỏi những câu thể hiện sự đồng tình pha lẫn sự ngạc nhiên như: “Thật sao?”, “Đúng như vậy sao”… để đối phương biết bạn đang quan tâm đến câu chuyện của họ. Đồng thời, việc bạn đặt câu hỏi đúng sẽ khiến đối phương chia sẻ nhiều thông tin hơn về chủ đề đang được nói đến.

5. Ngôn ngữ hình thể

Bên cạnh việc bạn thể hiện mình đang lắng nghe đối phương bằng cách đặt câu hỏi, bạn còn cần biểu hiện việc mình đang lắng nghe bằng ngôn ngữ hình thể. Thông qua các biểu cảm như: ngạc nhiên, xúc động…; Bằng các hành động như: tư thế ngồi hướng về đối phương, gật đầu khi nghe đối phương nói…

6. Đưa ra các ý kiến cá nhân 

Kỹ năng lắng nghe tốt không phải là bạn sẽ im lặng suốt cả cuộc hội thoại và nghe đối phương nói. Điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy như đang độc thoại.

Do vậy, bên cạnh việc đặt cậu hỏi bạn cần đưa ra các ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ. Ví dụ như “Tôi cũng từng như bạn”, “Tôi hoàn toàn đồng ý”…. Đối phương sẽ cảm thấy hứng thú và mở lòng chia sẻ  nhiều hơn. Với những lời nhận xét theo kiểu “Tôi hiểu rồi”, “Tôi biết rồi”… hãy dành chúng vào cuối cuộc trò chuyện, bởi chúng chính là dấu hiệu của cuộc trò chuyện kết thúc.

Đưa ra ý kiến cá nhân về câu chuyện của đối phương là lời khẳng định rằng bạn đã thực sự lắng nghe câu chuyện của họ.

Thanh Tuyền.

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao cần có kỹ năng giải quyết vấn đề? Điều gì đạt đến thành công?

Kỹ năng tìm kiếm khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

Kỹ năng viết là gì? Vai trò và cách cải thiện kỹ năng viết.

9 điều cơ bản khi sử dụng máy tính cần biết.

 

 

 

Related Posts

Cách Xây Dựng Thương Hiệu Khi Khởi Nghiệp
Kinh doanh

Cách xây dựng thương hiệu khi khởi nghiệp

by ATPMedia
10/09/2024
0

Khi nói đến việc khởi nghiệp, nhiều người thường nghĩ ngay đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung...

Read more
Cookie fb là gì​? Cookie fb có công dụng gì?

Cookie fb là gì​? Cookie fb có công dụng gì?

12/11/2023
Mô hình Link Wheel là gì

Mô hình Link Wheel là gì? Cách phát triển mô hình Link Wheel cho website

25/08/2023
Kỹ năng phỏng vấn là gì? Các bước cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Kỹ năng phỏng vấn là gì? Các bước cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

10/08/2023

Kỹ năng văn phòng cần biết và những cách cải thiện kỹ năng văn phòng

20/07/2023

Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Các phương pháp quản lý thời gian?

10/07/2023

Kỹ năng quản lý là gì? Bí quyết cải thiện các kỹ năng quản lý

30/06/2023

Kỹ năng ứng xử là gì? Thế nào là văn hoá xử sự nơi công sở tốt?

25/06/2023
Next Post
10 thói quen tốt giúp bạn đi đến thành công

10 thói quen tốt giúp bạn đi đến thành công

Discussion about this post

Ghi chú trực tuyến, ghi chú online – Nơi lưu trữ ghi chú của bạn, bảo mật tuyệt đối, sử dụng dễ dàng, an toàn, tiện lợi, nhanh chóng và đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Chuyên mục

  • Ghi chú online
  • Tin tức
  • Thói quen
  • Tổng hợp
  • Kỹ năng mềm
  • Tài liệu, khóa học
  • Kiếm tiền Online

Phần mềm - Công cụ

  • Tìm việc làm
  • Phần mềm erp
  • Khóa học miễn phí
  • Tạo cv online miễn phí
  • Phần mềm nuôi nick
  • Thiết kế landingpage
  • Thiết kế website theo mẫu

Liên kết

  • Xe Mô Tô
  • Top chủ đề
  • Chợ cư dân
  • Kinh doanh gì
  • Thiết kế website trọn gói
  • Học kinh doanh miễn phí
  • Đánh giá dự án bất động sản

© 2019 | Thiết Kế bởi ATP WEB | Ghi chú online | MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin tức
  • Kỹ năng mềm
  • Tổng hợp
  • Liên kết khác
    • Tìm việc làm
    • Thiết kế website trọn gói
  • Sách tinh hoa

© 2018 Ghi Chú Online - Chịu trách nhiệm phát triển nội dung bởi ATP Software.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In