Ghi chú trực tuyến
  • Tài liệu, khóa học
No Result
View All Result
  • Tài liệu, khóa học
No Result
View All Result
Ghi chú trực tuyến
No Result
View All Result

Tại sao cần có kỹ năng giải quyết vấn đề? Điều gì đạt đến thành công?

Tại sao cần có kỹ năng giải quyết vấn đề? Điều gì đạt đến thành công?
Share on FacebookShare on Twitter

Kỹ năng giải quyết vấn đề(Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.

Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề là giải quyết vấn đề giúp ta cân bằng và phát triển cuộc sống. Các vấn đề ồ ạt đến với chúng ta hàng ngày. Đôi khi họ còn nhỏ và đôi khi là lớn. Đôi khi việc giải quyết một vấn đề là một vấn đề của cuộc sống, nó chỉ đơn thuần là một vấn đề của việc giữ sự tỉnh táo của bạn. Bất kể lý do tại sao bạn cần phải giải quyết vấn đề, bạn không thể phủ nhận rằng bạn cần nó.

Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ được hình thành và rèn luyện trong qua trình học tập và làm việc. Hiển nhiên không ai giống ai cả. Nhưng liệu kỹ năng của bạn đã tạo nên hiệu quả tốt nhất chưa? 5 lời khuyên dưới đây chúng chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người cùng xem qua nhé.

Kết quả hình ảnh cho kỹ năng giải quyết vấn đè

Mục Lục

  • 1. Mục tiêu của bạn là gì?
  • 2. Cân nhắc “được và mất”:
  • 3. Tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • 4. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến những nguời có liên quan.
  • 5. Dứt khoát, hãy là người quản lý!

1. Mục tiêu của bạn là gì?

Trả lời được câu hỏi này thì gần như bạn đã có được câu trả lời cho tình huống cần ra quyết định của mình. Khi tham gia vào một công việc nào đó, dù là dưới hình thức tập thể hay cá nhân, việc xác định và duy trì mục tiêu là cực kì quan trọng. Hãy để mục tiêu ban đầu định hướng cho quá trình ra quyết định của bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu là quyết định cho một tập thể, thì mục tiêu phải là mục tiêu của nhóm chứ không phải của cá nhân.

2. Cân nhắc “được và mất”:

Kỹ năng ra quyết định thật ra là quá trình bạn cân nhắc những lợi ích và thiệt hại, đặt chúng lên bàn cân và… xem kết quả. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ là dễ dàng. Làm sao có thể xác định chính xác “được và mất” khi mà có rất nhiều điều có thể sẽ xảy ra mà bạn không thể tiên liệu trước được? Chính vì vậy mà quá trình cân nhắc thật ra chỉ mang tính chất tương đối dựa trên những dự đoán và cách nghĩ của bạn về vấn đề mà thôi. Điều lưu ý là để có thể chắc chắn mình không “quên” điều nào cả, hãy viết tất cả ra giấy và đọc lại nhiều lần!

3. Tham khảo ý kiến chuyên gia.

Việc làm này là để tránh cái nhìn chủ quan, phiến diện từ một phía của người ra quyết định, đặc biệt là với những quyết định có tầm ảnh hưởng đến nhiều người và có “giá trị vật chất” lớn. Những ý kiến của người có chuyên môn trong lĩnh vực thật sự rất hữu ích và sẽ là nguồn tham khảo quý giá để tránh những sai lầm đáng tiếc do “thiếu hiểu biết” về sau. Điều lưu ý với việc làm này là nên cân nhắc chọn những “chuyên gia” thật sự đáng tin tưởng và có quan điểm khách quan nhất

4. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến những nguời có liên quan.

Kỹ năng này là vô cùng cần thiết, vì xét cho cùng, một quyết định của người quản lý được đưa ra sẽ có ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân nguời đó. Lợi ích là của tập thể nên những bên liên quan có quyền và nghĩa vụ đóng góp ý kiến và nên có tác động trực tiếp đến quyết định đó. Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng đối với các thành viên trong nhóm, cũng như để nhận lại sự ủng hộ của họ, cho dù quyết định là đúng hay sai.

5. Dứt khoát, hãy là người quản lý!

Điều này thật sự rất quan trọng trong những kỹ năng ra quyết định. Như đã nói ở trên, bạn cần phải tham khảo, phải lắng nghe trong quá trình suy nghĩ, cân nhắc. Tuy nhiên, khi ra quyết định, hãy thật dứt khoát. Suy cho cùng, thì chính bạn mới là người trực tiếp nhất chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Và, suy cho cùng, thì bạn mới chính là người quản lý!

Thanh Tuyền – Sưu tầm.

Có thể bạn quan tâm:

Kỹ năng thuyết trình ấn tượng và nghệ thuật nói trước đám đông.

6 cách để nâng cao kĩ năng tự học, tự học đạt hiệu quả cao.

Bí quyết đọc sách- Đọc sách như thế nào cho đúng ?

Albert Einstein và 10 bài học đắt giá về năng lực tự học của bạn.

Kỹ năng tìm kiếm khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

38 phím tắt cơ bản dành cho người mới sử dụng máy tính.

6 thói quen cực hay giúp bạn sống vui, sống khỏe.

Kỹ năng viết là gì? Vai trò và cách cải thiện kỹ năng viết.Đặt câu hỏi một cách thông minh: đưa ra câu hỏi mở. Làm thế nào để đặt câu hỏi mở?

Recommended.

3 nguyên tắc ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

3 nguyên tắc ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

03/02/2019
4 Tuyệt Chiêu Launching Sản Phẩm Kiếm Tiền Tỷ Mổi Năm Trên Amazon Không Phải Ai Cũng Biết

4 Tuyệt Chiêu Launching Sản Phẩm Kiếm Tiền Tỷ Mổi Năm Trên Amazon Không Phải Ai Cũng Biết

02/02/2019

Trending.

App nhắc việc Microsoft To-Do cho iOS bổ sung tính năng mới hữu ích

App nhắc việc Microsoft To-Do cho iOS bổ sung tính năng mới hữu ích

10/02/2019
Thủ thuật sử dụng Sticky Note trên Windows 10

Thủ thuật sử dụng Sticky Note trên Windows 10

10/02/2019
Top 10 ứng dụng quản lý thời gian và công việc hiệu quả cho người bận rộn

Top 10 ứng dụng quản lý thời gian và công việc hiệu quả cho người bận rộn

10/02/2019
Hoại tử vô mạch – biến chứng của bệnh LOÃNG XƯƠNG. Bệnh nguy hiểm hãy khắc phục ngay

Hoại tử vô mạch – biến chứng của bệnh LOÃNG XƯƠNG. Bệnh nguy hiểm hãy khắc phục ngay

19/01/2019
7 bước xây dựng một kế hoạch làm việc hiệu quả

7 bước xây dựng một kế hoạch làm việc hiệu quả

20/11/2018
Ghi chú trực tuyến

Recent News

9 phương pháp Kiếm tiền Online từ blog WordPress không phải anh cũng biết

9 phương pháp Kiếm tiền Online từ blog WordPress không phải anh cũng biết

18/02/2019
Viết blog kiếm tiền Online – tại sao không ?

Viết blog kiếm tiền Online – tại sao không ?

18/02/2019
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2018 Kiến Thức MMO - Chịu trách nhiệm phát triển nội dung bởi ATP Software.

No Result
View All Result
  • Tài liệu, khóa học

© 2018 Kiến Thức MMO - Chịu trách nhiệm phát triển nội dung bởi ATP Software.