Đôi khi khi bắt gặp một vấn đề oái oăm, nó khiến ta mất rất nhiều thời gian và năng lượng. Nhưng cứ mãi bù đầu bù cổ với nó chẳng giải quyết được gì? Vậy phải làm thế nào đây? Tôi xin giới thiệu với bạn 3 cách làm đã được kiểm chứng và chắc chắn sẽ có hiệu quả với bạn.
1. Tập trung vào vấn đề
Các nhà thần kinh học đã chứng tỏ rằng não bạn không thể tìm ra giải pháp nếu bạn chỉ tập trung vào vấn đề. Chỉ nhấn mạnh vào ai là người có lỗi, hậu quả sẽ ra sao có thể gia tăng những cảm xúc tiêu cực trong não, từ đó hạn chế tư duy các biện pháp giải quyết tiềm năng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên phớt lờ vấn đề mà hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ các biện pháp khả thi.
2. Lật ngược vấn đề
Đôi khi vì quá quen thuộc với những phương pháp, cách giải quyết thường làm mà bạn bỏ qua nhiều biện pháp khả thi khác. Vì thế, bạn nên cố gắng thay đổi cách tiếp cận và nhìn nhận mọi thứ theo cách mới bằng cách lật ngược lại vấn đề, tìm ra giải pháp khác so với những gì bạn từng làm. Thậm chí, cách giải quyết của bạn có vẻ ngốc nghếch nhưng một cách tiếp cận mới, độc đáo sẽ kích thích bạn nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, sáng tạo hơn. Hơn nữa, khi có nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ biết đâu là cách giải quyết tốt nhất.
3. Nhìn nhận vấn đề một cách trung lập
Đừng coi vấn đề bạn đang mắc phải như một chướng ngại vật không thể vượt qua. Hãy nghĩ đơn giản rằng có một yếu tố hay điều gì đó không hoạt động hiệu quả và bạn cần tìm một cách làm khác. Sau đó, hãy thử tiếp cận vấn đề một cách trung lập mà không so đo quá nhiều. Đừng vì ý kiến đa chiều của những người xung quanh mà dao động. Hãy lắng nghe góp ý của họ, phân tích vấn đề kỹ lưỡng và làm theo bản năng của mình.
Thanh Tuyền – Sưu tầm.
Có thể bạn quan tâm:
Tại sao cần có kỹ năng giải quyết vấn đề? Điều gì đạt đến thành công?
Kỹ năng thuyết trình ấn tượng và nghệ thuật nói trước đám đông.
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Những lưu ý trong đặt câu hỏi để không gây khó chịu cho người khác.
Discussion about this post