Hình ảnh mô phỏng các dáng mông
Dịch vụ điêu khắc body đang trở thành xu hướng mới trong phẫu thuật thẩm mỹ nên không có gì ngạc nhiên khi dịch vụ nâng mông bằng mỡ tự thân đang có xu hướng gia tăng. Một báo cáo do Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS) công bố vào năm 2016 cho thấy sự gia tăng của của dịch vụ nâng mông bằng mỡ tự thân, với hơn 18.489 thủ thuật được thực hiện chỉ trong năm đó.
Việc chuyển đổi từ nâng mông bằng túi độn sang nâng mông bằng mỡ tự thân đã làm gia tăng sự phổ biến của phương pháp nâng mông kiểu Brazil ở Houston (sử dụng mỡ tự thân để cải thiện hình dạng và kích thước vòng mông).
(Đọc thêm nâng mông bằng túi độn tạihttps://suckhoe123.vn/lam-dep/nang-mong-bang-tui-don-la-gi-9696.html).
Nhưng ngay cả với thành công của việc cấy mỡ tự thân vào mông thì không ít bệnh nhân vẫn tiếp tục tìm kiếm các thủ thuật không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu để tăng độ nhô cho mông. Điều này khiến phương pháp tiêm filler nâng mông trở nên phổ biến.
Rủi ro do tiêm filler nâng mông
Các chất làm đầy da (filler) là thiết bị y tế dạng tiêm được FDA chấp thuận cho phép sử dụng để giải quyết các vấn đề lão hóa trên khuôn mặt. Nó giúp bổ sung thể tích cho các vùng da bị lão hóa, mất thể tích trên khuôn mặt. Hiện tại, việc sử dụng các chất làm đầy da chỉ được giới hạn cho vùng mặt, nhưng nhiều bác sĩ đã sử dụng nó để nâng mông như một công dụng khác không có trên nhãn mác, bao gồm cả phẫu thuật nâng mông kiểu Brazil.
Mặc dù tiêm chất làm đầy để nâng mông kiểu Brazil không bị cấm nhưng nó không được coi là một lựa chọn quảng cáo cho thủ thuật này. Bệnh nhân chọn tiêm filler nâng mông vì một số lý do, như:
Không đủ mỡ dư thừa
Không muốn phẫu thuật
Cải thiện kết quả nâng mông trước đó mà không muốn phẫu thuật bổ sung.
Tác dụng chính xác khi tiêm các chất làm đầy vào mông trong phương pháp nâng mông kiểu Brazil chưa được nghiên cứu sâu, nhưng có những rủi ro liên quan đến việc chỉ sử dụng chất làm đầy da bao gồm:
Nguy cơ nhiễm trùng cao nếu sử dụng thể tích lớn.
Vón cục và hình thành các u hạt, nốt cứng.
Chất làm đầy di chuyển khỏi khu vực tiêm.
Cũng có một số trường hợp tử vong do tiêm filler nâng mông. Nguyên nhân phổ biến nhất là do tắc mạch, xảy ra khi chất làm đầy vô tình bị tiêm vào mạch máu, cản trở lưu thông máu đến các cơ quan chính.
Nhược điểm của các chất làm đầy da trong phẫu thuật nâng mông
Kết quả không quá ấn tượng: Kết quả của việc sử dụng chất làm đầy da cho nâng mông kiểu Brazil có thể không ấn tượng và lâu dài như khi sử dụng mỡ tự thân. Bạn có thể đạt được kết quả kỳ vọng, nhưng còn phụ thuộc nhiều vào trình độ và kỹ thuật của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khi thực hiện quy trình.
Cần 2- 3 liệu trình tiêm filler: Trong buổi điều trị đầu tiên, bác sĩ có thể sử dụng một số lọ chất làm đầy để đáp ứng thể tích cần thiết cho nâng cao mông.Thời gian nghỉ dưỡng là tối thiểu. Tuy nhiên, để đạt được hình dáng và kích thước mông mà bệnh nhân nhân mong muốn sẽ mất khoảng 2-3 buổi.
Giá thành đắt: Bác sĩ Tâm ( Suckhoe123) cho biết, trung bình mỗi tháng ông đều nhận được các cuộc gọi của bệnh nhân xin tư vấn phương án chỉnh sửa mông hỏng do tiêm filler. Điều này rất dễ hiểu bởi vì các chất làm đầy da có giá không hề rẻ, đặc biệt khi filler được làm từ vật liệu cao cấp. Chi phí cao dễ khiến bệnh nhân tìm đến thị trường chợ đen – nơi cung cấp các chất làm đầy rẻ tiền và dịch vụ nâng mông giá rẻ, kém chất lượng. Chính vì tâm lý “ham rẻ” nên nhiều bệnh nhân nhận quả đắng sau nâng mông như biến dạng mông, không hài lòng với kết quả và thậm chí phải trả giá đắt bằng cả tính mạng nếu không may được thực hiện dưới bàn tay những thợ tiêm gian lận hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ không qua đào tạo.
Tóm lại, để thực sự tránh khỏi những rủi ro, phiền phức, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín, đã được cấp chứng chỉ hành nghề về phẫu thuật nâng mông và các phương pháp điều trị như chất làm đầy da. Kinh nghiệm và kiến thức của bác sĩ ở cả hai mảng lĩnh vực đó có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho bản thân.
Discussion about this post