Thói quen là gì? Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Có thể nói thói quen là một bức tường vững chắc được xây dựng từ từng viên gạch nhỏ, do đó khi đã được tạo hình thì rất khó để phá vỡ, thay đổi được.
Mục Lục
1. Phân loại thói quen
Phân loại thói quen giúp ta có sự kiểm soát tốt hơn và sẽ có những cách thay đổi phù hợp, hiệu quả hơn.
Thói quen gồm:
– Thói quen mới tốt.
– Thói quen mới xấu.
– Thói quen cũ tốt
– Thói quen cũ xấu.
2. Cách thay đổi thói quen.
Sau khi liệt kê được những thói quen hiện có của mình, bạn hãy liệt kê nó vào 4 nhóm trên. Sau đó quay lại bài viết này.
– Thay đổi thói quen mới: Thói quen mới là những thói quen chỉ mới được hình thành gần đây, do các yếu tố bên ngoài tác động, dễ dàng có được và mất đi. Do vậy bạn chỉ cần tìm ra nó, và loại bỏ nó ngay là được.
– Thay đổi thói quen cũ: Thói quen cũ là những thói quen đã có từ trước, ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt của bạn, hình thành lâu dài và khó mất đi. Ví dụ: thói quen thức khuya, thói quen uống cà phê mỗi sáng…
Để thay đổi được thói quen cũ, bạn cần sự quyết tâm và thực hiện nó trong một khoảng thời gian liên tục.
Đầu tiên: Bạn cần lập xác lập những thói quen xấu nhất cần thay đổi nhất và thực hiện nó trước. Bạn nên thay đổi từng điều một hơn là đồng loạt. Bởi điều đó sẽ rất khó khăn và tạo ra cùng một lúc nhiều loại cảm giác tiêu cực cho bản thân, không tạo ra hiệu quả cao.
Có nhiều cách để thay đổi thói quen cũ như:
1. Tìm hiểu ” Nguyên lí hoạt động” của nó.
Muốn loại bỏ nó, bạn phải biết nó đã được tồn tại trong bạn như thế nào.
– Khi nào thói quen xấu diễn ra?
– Bạn làm nó mỗi ngày bao nhiêu lần?
– Lúc đó, bạn ở đâu?
– Điều gì gây nên hành vi và làm cho nó bắt đầu?
Khi trả lơi những câu hỏi trên, bạn cũng đã nảy sinh ra rất nhiều ý tưởng để triệt tiêu được thói quen cũ đó.
2. Không quá tập trung vào nó.
Đừng lúc nào cũng châm châm vào việc “mình phải thay đổi nó, phải thay đổi được nó”, việc ấy như càng siết chặt nắm cát trên tay vậy, càng nắm càng tuột mà thôi. Bạn cần thư thái hơn, hãy nghĩ rằng “mình có thể giảm thiểu nó đi”, chứ đừng nghĩ “mình phải bỏ nó ngay”.
3. Không phải loại bỏ, hãy thay thế.
Các nhà khoa học chứng minh rằng con người càng quyết tâm loại bỏ hoàn toàn một thói quen thì lại càng dễ có khả năng “tái hợp” với chúng. Do đó bạn hãy lập cho mình những thói quen khác để có thể thay thế được thói quen xấu hiện tại. Ví dụ: tập nhai kẹo cao su thay vì hút thuốc lá, ăn trái cây nhiều hơn thay vì các loại thức ăn vặt nhiều dầu mỡ.
4. Thay đổi môi trường xung quanh.
Nơi làm việc, trường học, ngôi nhà cũ làm bạn cảm thấy ngột ngạt và mất dần đi hứng thú, sự tập trung. Do đó hãy danh cho mình thời gian để đi đến những nới khác, ví dụ như công viên, một con phố nhỏ nào đó. Không gian mới sẽ kích thích được giác quan trong bạn và giúp bản thân bạn tích cực hơn.
5. Lên kế hoạch.
Việc lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm sẽ giúp bạn tránh xa khỏi cám dỗ. Các nhà khoa học khẳng định việc xác định rõ ràng thời gian, địa điểm thực hiện một hành vi gì đó sẽ giúp khả năng đó được hoàn thành đúng mục tiêu tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.
6. Tìm bạn đồng hành để cùng nhau loại bỏ thói quen cũ.
Hai người sẽ giúp bạn trách nhiệm hơn trong quá trình từ bỏ thói quen xấu và biết được mong muốn muốn bạn tốt hơn từ người khác sẽ là một động lực mạnh mẽ.
7. Bạn là chính bạn.
Sự thật là trong bạn đã có một người không có thói quen xấu mà chưa được bộc lộ. Bạn không cần phải bỏ hút thuốc, bạn chỉ cần trở thành một người không hút thuốc. Bạn không cần phải trở thành một người khỏe mạnh, bạn chỉ cần kế hoạch tập luyện để được khỏe mạnh. Đừng gây áp lực cho bản thân hay có suy nghĩ rằng bản thân mình là không thể nhé.
Thanh Tuyền ATP Software – Tổng hơp.
Có thể bạn quan tâm:
Tại sao cần có kỹ năng giải quyết vấn đề? Điều gì đạt đến thành công?
Discussion about this post