Bạn cũng như bao người, nhưng tại sao họ luôn có thể hạnh phúc, còn bạn thì không? Đôi khi trong ta xuất hiện những suy nghĩ xấu xa, những hành động khó chịu. Nhưng đó cũng chỉ là phản ứng tâm lí bình thường, nhưng bạn đừng để nó xuất hiện thường xuyên vì sẽ biến bạn thành một người xấu tính, đáng bị xa lánh.
1. Hay lo lắng
Bạn hay trong tư thế “cần dù đứng đợi trời mưa”. Tức là cứ long lắng, thấp thỏm về một chuyện.
Lo lắng về điều không biết chính là nguyên nhân gây sợ hãi, mà bạn có thể tránh được bằng cách chấp nhận những khả năng có thể xảy ra. Hãy cố gắng đừng tạo áp lực cho bản thân, đơn giản hoá những việc sắp xảy ra sẽ giúp bạn giải quyết công viêc tốt hơn.
2. Khó tha thứ
Có lẽ bạn đã bị đối xử thiếu công bằng, bị hiểu nhầm, hay thậm chí tồi tệ hơn. Bạn hiểu rõ cảm giác bản thân đã từng đau đớn ra sao, tuyệt vọng như thế nào khi trải qua những điều ấy, đó là lý do bạn không thể tha thứ.
Tha thứ đôi lúc không đòi hỏi sự công bằng, cũng không phải tự phản bội bản thân. Tha thứ để bảo vệ bản thân một cách tốt nhất. Càng tức giận, vết thương của bạn sẽ càng rỉ máu.
Đôi khi, cho người khác cơ hội cũng chính là cho bản thân cơ hội. Hãy tha thứ khi còn có thể để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
3. So sánh bản thân với người khác.
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng từng có vài lần so sánh bản thân với người khác. Song đã đến lúc chúng ta ngừng phí thời gian và tâm trí vào việc vô nghĩa này.
Việc cố gắng so sánh bản thân với người khác và cảm thấy tồi tệ với bản thân chỉ vì mình không sở hữu những điều người khác có, về lâu về dài sẽ tổn hại đến lòng tự tin lẫn tự trọng của chính bạn. Nói một cách hơi cực đoan, khi so sánh bản thân với người khác, bạn đang xúc phạm chính mình.
Việc so sánh bản thân với người khác đôi khi sẽ không thể cho bạn dộng lực cầu tiến, mà là tạo nên sự đố kỵ, bất mãn với chính bản thân mình. Bạn nên cẩn thận với nó hơn trước khi trở thành người xấu tính.
4. Hay ganh tỵ.
Có thể nói hay ganh tỵ bắt nguồn từ việc hay so sánh bản thân với người khác. Đây là thói xấu mà bất cứ ai cũng mắc phải, chỉ khác nhau ở chỗ bạn có lý trí nhìn nhận ra được và ngưng lại trước khi thật sự lạc lối hay không.
Vì vậy, nếu bạn đang ganh tỵ với người khác, đây là lúc để dừng lại. Không việc gì phải ganh tỵ với người khác nếu bạn biết giá trị của bản thân. Hãy nỗ lực trong tất cả mọi việc, điều đó giúp bạn chứng minh được giá trị của bản thân với mọi người.
5. Thường xuyên than vãn
Than vãn là một trong những thói quen xấu dễ bắt gặp nhất ở tất cả mọi người. Mặc dù người hay than vãn có thể hỏi xin lời khuyên, nhưng những gì họ thực sự muốn đó là xác nhận những cảm xúc của họ là có lý và giúp họ kiểm soát nỗi buồn, sự tức giận và cảm giác tội lỗi về hoàn cảnh.
Thực tế, việc than thở chẳng thể giúp chúng ta giải quyết được vấn đề gì, ngược lại thói quen xấu này còn khiến chúng ta không bao giờ cảm thấy hài lòng bản thân, với những gì mình đang có, và khiến người nghe chán ngán. Thậm chí bạn còn đang lan truyền sự tiêu cực đến người khác, tạo cho họ sự khó chịu, tệ nhất sẽ làm mọi người xa lánh bạn.
6. Tự ti.
Bạn luôn suy nghĩ: “Mình thật ngu ngốc. Mình không làm được điều gì đúng cả. Mình sinh ra để làm gì vậy?”. Chính những suy nghĩ này đang gặm nhấm và giết chết bạn.
Hãy thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, đừng để chúng gây ảnh hưởng xấu đến bạn. Việc bạn cần làm chính là chứng tỏ bản thân không vô dụng. Vì nếu đến bạn còn khong trân trọng chính mình thì sẽ chẳng ai có thể làm điều đó thay bạn cả.
7. Suy nghĩ tiêu cực
“Mình biết mình sẽ thất bại. Mình biết người đó ghét mình. Mình ghét người đó”. Từ những suy nghĩ tiêu cực thì hoài nghi và lo sợ sẽ được sinh ra và nhấn chìm bạn.
Hãy cố gắng để bản thân thoát ra khỏi những điều tiêu cực và nhìn nhận mọi điều xung quanh không khủng khiếp như bạn nghĩ. Bạn có thể tiếp cận với những người mới, tạo dựng mối quan hệ mới để lấy lại năng lượng cho bản thân.
8. Chuyện bé xé ra to
Là biểu hiện của người nhạy cảm và không làm chủ được bản thân. Thật kinh khủng nếu một việc xảy ra đơn giản mà bạn lại làm cho nó rối tung cả lên.
Hãy bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ và giải quyết nó. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan với cuộc sống hơn là nghiêm trọng hóa mọi chuyện, chỉ khiến mọi người xung quanh né tránh bạn.
9. Hay phê phán
Hay còn gọi là sân si. Bạn không thể hiểu rõ được người khác, bạn không thể nào biết được mục đích hành động của người ấy là gì. Vì vậy việc đưa ra lời bình của bạn là phiếm diện, có thể là sai sự thật. Nó tạo nên sự rạn nứt trong mối quan hệ và biến bạn thành người sân si, khó chịu trong mắt người khác.
10. Sợ hãi và áp lực khi nghĩ về tương lai
Những người hạnh phúc sẽ luôn tự tin về tương lai của mình, về những cơ hội mà họ sẽ giành lấy để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngược lại, những người không hài lòng với cuộc sống của mình thường sợ hãi, áp lực và căng thẳng khi đối mặt với tương lai.
Những thói quen xấu chính là điều gậm nhấm thời gian, cơ hội, và tâm hồn bạn. Đừng để chúng biến bạn thành người già cõi đáng ghét nhé. Hãy quản lí tốt bản thân để có thể sống trọn vẹn, hạnh phúc.
Thanh Tuyền.
Discussion about this post